Ảnh hưởng của chế độ ăn Low carb kết hợp với Năng lượng thấp (Low Energy Availability – LEA) đến sự rối loạn nội tiết ở vận động viên.


Những rối loạn này đặc biệt được ghi nhận ở các hormone sinh sản, tức là giảm nồng độ testosterone, oestradiol-β-17 và progesterone


Cụ thể như sau:
Năng lượng thấp kéo dài (LEA) (dưới nhu cầu năng lượng của cơ thể) làm giảm nồng độ triiodothyronine (T3)
Chế độ ăn ít carb (<30% tổng năng lượng) cũng làm tăng hormone cortisol, gây ức chế các hormone sinh dục và tuyến giáp. Hơn 40 năm trước, Galbo et al. đã chứng minh rằng chỉ cần bốn ngày của chế độ ăn ít carbohydrate đã tăng cường phản ứng cortisol khi tập thể dục.
Ngoài ra cortisol còn kích thích men 5’deiodinase chuyển đổi T4 thành reverse T3 không hoạt động, càng làm giảm thêm tác dụng của T3.
Kết hợp hai yếu tố trên sẽ tạo hiệu ứng cộng hưởng, khuếch đại sự rối loạn các hormone, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, trao đổi chất và thể lực của vận động viên.
Cơ chế là:
Giảm T3: dẫn đến sự giảm testosterone, oestradiol-β-17 và progesterone do trục điều tiết kiểm soát sản xuất của chúng bị gián đoạn.
Những hormone sinh sản này cũng bị ảnh hưởng thêm thông qua sự ức chế trực tiếp của cortisol đối với việc sản xuất chúng (ức chế steroidogenesis) cũng như các hành động ức chế tương tự của nó đối với leptin và insulin.


Kết luận:
Tác động kết hợp của LEA và low carb có thể gây nên các rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu suất và kết quả luyện tập thi đấu.
Điều quan trọng là các vận động viên phải nhận ra tầm quan trọng của carbohydrate trong chế độ ăn. Tránh bị ảnh hưởng bởi việc sợ card vì vấn đề lo lắng về trọng lượng cơ thể.
Ở những bài sau mình sẽ phân tích vai trò của card trong việc giữ cơ, tăng hiệu suất sử dụng protein, và tại sao không nên dùng card nhanh trước tập? Tất cả đều liêu quan đến cơ chế chuyển hóa và sử dụng năng lượng của cơ thể.

Contact Me on Zalo